THỦ TỤC NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO VIỆT NAM
Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng được tiêu thụ rất nhiều tại thị trường nước ta, không chỉ mỹ phẩm trong nước còn có mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước trên thế giới.
Thậm chí, mỹ phẩm nhập khẩu còn chiếm đến 80% thị trường mỹ phẩm của Việt Na. Hiện tại mỹ phẩm trong nước chưa thực sự cạnh tranh với thị trường mỹ phẩm nhập khẩu được.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM?
Trước tiên chúng ta phải tỉm hiểu điều kiện để nhập khẩu những mỹ phẩm này vào thị trường Việt Nam nhé. Nếu tuân thủ những điều kiện bạn đầu này, bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam được.
AIR AND SEA GLOBAL sẽ giới thiệu bạn những quy định này.
ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Mỗi nước họ có điều kiện nhập khẩu khác nhau cho từng mặt hàng tại Việt Nam, với mỹ phẩm, muốn nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì hàng hóa mỹ phẩm phải tuân thủ các điều kiện sau:
-
Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Đây là quy định cơ bản cũng rất dễ hiểu với các doanh nghiệp khi
-
Thành phần không chứa chất cấm: Không phải cứ mỹ phẩm là không có chất cấm đâu nhé! Thậm chí có đến hơn 50% mỹ phẩm về nước ta sau khi kiểm định trên nhãn lại có thành phần chất cấm cực độc hại.
-
Công ty có giấy phép sản xuất kinh doanh mỹ phẩm
NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU
Dưới đây là những giấy tờ cần thiết nhất:
-
Invoice: Hiểu một cách đơn giản, Invoice là hóa đơn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là hóa đơn mua bán trong quá trình xuất nhập khẩu.
Nó giống như bạn đi mua bán hàng hóa tại một siêu thị thì siêu thị phải xuất hóa đơn cho bạn vậy, thi xuất nhập khẩu cũng như vậy. Phải có hóa đơn để xác định giá trị hàng hóa được mua bán một cách rõ ràng nhất.
+ Invoice này khác hoàn toàn với hợp đồng vận tải nhé.
+ Invoice này sẽ do bên bán và bên mua trao đổi với nhau.
-
Packing list: Packing list là phiếu đóng gói hàng hóa của doanh nghiệp, trên packing list này sẽ thể hiện số lượng hàng hóa cũng như quy cách hàng hóa được đóng gói khi vận chuyển.
Packing list này rất quan trọng và bắt buộc phải có đối với mặt hàng mỹ phẩm nó sẽ giúp kiểm soát hàng hóa được đóng gói như thế nào, có mấy thùng hàng, có mấy palet khi vận chuyển. Khi đó hàng đến sẽ tránh được tình trạng sót, thiếu thùng hàng.
Khi hàng vận chuyển đến chỉ cần đếm đúng số thùng hàng được ghi trên Packing list là đủ hàng thôi.
+ Packing list này
-
Vận đơn:
-
Phiếu công bố mỹ phẩm: Phiếu công bố mỹ phẩm, một trong những loại giấy tờ quan trọng số một khi bạn muốn công bố mỹ phẩm. Đây cũng là bước khiến các doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí và nhân lực nhất khi muốn nhập khẩu mỹ phẩm vào thị trường Việt Nam.
Trung bình bạn phải mất 25 ngày để cầm được trên tay phiếu công bố mỹ phẩm này, ngoài ra , chi phí để làm công bố mỹ phẩm phải mất từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng. Những doanh nghiệp làm chỉ một hai mẫu mỹ phẩm, thậm chí còn mất từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng cho những mẫu công bố mỹ phẩm này đó.
Trong quá trình công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị kha khá nhiều loại giấy tờ. trong đó có như LOA, CFS,
-
Giấy ủy quyền: Ủy quyền lấy hàng
Ngoài ra còn một số giấy giấy thiệu lấy hàng của giám đốc cho nhân viên đi lấy hàng, ủy quyền lấy hàng của công ty nhập khẩu với công ty vận chuyển. Uy quyền ký khác của giám đốc cho nhân viên nếu giám đốc không ký trên toàn bộ những giấy tờ đó. Đây là giấy tờ quan trọng liên quan đến mặt pháp lý để các doanh nghiệp hợp thức hóa cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình giao nhận, ký kết hợp đồng.
Những thủ tục này với người quen thuộc làm thì khá đơn giản, nhưng cần phải biết và chuẩn bị những hồ sơ này mới giúp họ làm hồ sơ một cách nhanh nhất và tốt nhất được.
Không khó để doanh nghiệp biết các quy định này, tuy nhiên những doanh hiểu thực sự hiểu và chuẩn bị được tốt nhất thủ tục này còn khá hiếm. Các doanh nghiệp muốn làm điều này chỉ cần hiểu chúng tôi.
Hiện nay thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm vào việt Nam đã được đơn giản hóa rất nhiều so với trước đây, Tiêu biểu như công bố mỹ phẩm,, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể truyền hồ sơ Online thông qua chữ ký số mà không phải lên trực tiếp bộ y tế.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hàng được chuyển đi, hàng đến cửa khẩu phải được khai báo hải quan, xin nhập khẩu hàng vào thị trường Việt Nam, Tất cả những giấy tờ được chuẩn bị nêu trên là để phục vụ lúc khai báo hải quan này.
Sau khi hàng hóa được phân luồng, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế là có thể lấy hàng khỏi kho và vận chuyển vào kho của doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam.
Hi vọng thông qua bài viết này doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan nhất về thủ tục nhập khẩu về việt nam, những loại giấy tờ và những khó khăn gặp phải.